Thông qua các hoạt động khoa học – kỹ thuật, nhiều công nghệ trong ngành xây dựng đã phát triển nhanh chóng. Những ứng dụng khoa học – công nghệ trong ngành xây dựng những năm qua đã đóng góp lớn cho ngành xây dựng Việt Nam. Những giải pháp trong quá trình thi công các công trình xây dựng đang ngày một được áp dụng một cách rộng rãi và đem lại những kết quả đáng mừng cho các chủ thầu, chủ công trình hay chủ dự án. Và đa phần những giải pháp công nghệ đó đều đem đến cho họ cả về mặt chất lượng cũng như chi phí cho công trình xây dựng được giảm xuống một phần. Và có thể kể đến một trong số đó là công nghệ sàn không dầm – một giải pháp xây dựng xanh cho môi trường. Vậy sàn không dầm là gì? Cấu tạo và cách thiết kế sàn không dầm như thế nào? Trong bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về công nghệ sàn nhẹ không dầm cho quý khách.
Như các bạn đã biết sàn là mặt phẳng kết cấu nằm ngang và là bộ phận cấu tạo phải chịu lực tương đối lớn. Vì vậy sàn phải được cấu tạo bởi các vật liệu chịu lực dựa trên các kết cấu đỡ nó như tường, dầm, cột. Các vật liệu để cấu tạo sàn thường gặp là Bê tông cốt thép (BTCT), thép hay gỗ. Lớp chịu lực chính: thường là BTCT, thép, gỗ tấm. Lớp mặt sàn: thường là trát hoặc lát các loại gạch lát sàn. Lớp mặt dưới sàn: thường là trần của tầng dưới được trát vữa xi măng cát hoặc ốp các loại vật liệu trần. Để biết ưu điểm của sàn không dầm cần nhìn nhận các nguyên tắc cấu tạo sàn. Sàn được kê lên tường chịu lực: theo kiểu bản kê 4 cạnh hoặc bản kê 2 cạnh. Sàn không dầm là loại sàn BTCT không có dầm, độ dày của sàn tương đối lớn và gối trực tiếp lên các BTCT chịu lực.
Thực chất về mặt chịu lực của sàn này là theo kiểu sàn nấm, mỗi cột chịu lực phải chịu một tải trọng của phần sàn nằm xung quanh cột, tương đương với ô sàn giữa bốn cột, sàn Bubbledeck lực truyền trực tiếp từ sàn vào đầu cột (không truyền qua dầm rồi mới truyền xuống cột như loại sàn có dầm). Đây cũng là một trong những ưu điểm của sàn Bubbledeck không dầm do không có dầm nên sẽ tiết kiệm được chi phí vật tư thi công xây dựng. Do đặc điểm kết cấu truyền lực như vậy nên để hợp lý cấu tạo và phân bố lực đều, sàn cứng không dầm thường có khẩu độ cột theo hai phương bằng nhau, thường là từ 6x6m đến 8x8m. Chiều dày của sàn thường xấp xỉ 1/35 đến 1/40 khẩu độ cột. Tại vị trí sàn gối lên đầu cột có ứng suất cục bộ lớn.
Có thể đấu thủng sàn, để khắc phục người ta thường cấu tạo mũ cột loe to theo góc 45 độ, rộng 0.2 đến 0.3 bước cột. Ưu điểm của sàn không dầm là mặt trần phẳng đẹp, chịu lực chấn động và tải trọng lớn, có thể xây tường ngăn bất cứ vị trí nào trên mặt sàn, do vậy rất năng động và thuận tiện cho việc bố trí không gian và thay đổi khi cần thiết. Độ cứng ngang của nhà lớn. Loại sàn không dầm thường áp dụng cho nhà công nghiệp nhiều tầng, nhà dân dụng cao tầng có khẩu độ cột 6 đến 9m, chiều cao tầng nhà thấp để tận dụng được không gian chiều cao tầng, đặc biệt là khi có nhiều hệ thống kỹ thuật công trình đi trên trần như hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy, đèn, điện,… Xem thêm xây nhà cấp 4 có gác lửng giá bao nhiêu? Bản thân từ “sàn không dầm” đã nói lên những gì bên trong cấu tạo của loại sàn này.
آخرین دیدگاه ها